Tất cả tin tức

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ tái tạo dây chằng

𝑪𝒉𝒆̂́ đ𝒐̣̂ 𝑫𝑰𝑵𝑯 𝑫𝑼̛𝑶̛̃𝑵𝑮 𝒄𝒉𝒐 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝑺𝑨𝑼 𝑷𝑯𝑨̂̃𝑼 𝑻𝑯𝑼𝑨̣̂𝑻 𝑫𝑨̂𝒀 𝑪𝑯𝑨̆̀𝑵𝑮 I. NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG - Nhu cầu năng lượng: 30-40 Kcal/ Kg cân nặng lý tưởng/ ngày - Protein: 1-1,8g/Kg cân nặng/ ngày - Bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nhanh lành vết thương - Các vi chất dinh dưỡng quan trọng giúp hồi phục vết mổ nhanh: + Vitamin A: 25.000 UI/Ngày trong 10 ngày + Vitamin C: 50-90 mg/Ngày, tối đa 500 mg/Ngày trong 10 ngày. Bệnh nhân Suy thận không dùng + Kẽm: 50 mg/ngày trong 10 ngày - Bù đủ dịch theo nhu cầu II. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG 1. Giai đoạn đầu (1-3 ngày sau phẫu thuật) - Nên ăn càng sớm càng tốt sau khi tỉnh mê bằng các thức ăn như sữa, cháo chia nhiều lần trong ngày - Ngày thứ 2 bệnh nhân có thể ăn uống được bình thường với các thức ăn như Bún, Phở, Cơm .....v.v - Sau đó tăng dần năng lượng và Protein 2. Giai đoạn tiếp theo (Giai đoạn hồi phục) - Chế độ ăn cần cung cấp đầy đủ Calo và Protein để tăng nhanh thể trọng và vết thương mau lành. Protein có thể tới 120-150g/ngày (100g thịt chứa trung bình 20g Protein, 100g đậu phụ chứa 10,9g Protein) và năng lượng có thể tới 2500kcal-3000 kcal/ngày. Khẩu phần ăn chia thành nhiều bữa (5-6 bữa) trong ngày. - Dùng các thực phẩm thịt bò, sữa, phomat, thịt lợn nạc, cá, sữa đậu nành để tăng cường protein; ăn đa dạng hoa quả để tăng cường vitamin và chất khoáng... - Ngoài ra: Bệnh nhân nên tránh các chất kích thích như Rượu, Bia, Cafe, Thuốc lá...... Sau đó bệnh nhân nên tập luyện và phục hồi chức năng sớm để tránh teo cơ, cứng khớp và sớm trở lại cuộc sống bình thường Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Các chấn thương thể thao thường gặp

Các chấn thương thể thao thường gặp

𝑪𝒂́𝒄 𝒄𝒉𝒂̂́𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒕𝒉𝒂𝒐 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒈𝒂̣̆𝒑 Trong tập luyện thể thao các vùng cơ thể hay bị ảnh hưởng nhất chính là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, hông, khuỷu tay và bả vai. Chấn thương tại các bộ phận này tùy theo chế độ tập luyện của từng người mà sẽ có độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng đều gây nguy hiểm cho người tập nếu không chữa trị kịp thời. Dưới đây là các chấn thương hay gặp nhất: 𝑪𝒂̆𝒏𝒈 𝒄𝒐̛ Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách. Chấn thương này dễ gặp thấy ở đùi sau, cơ háng, cơ tứ đầu (cơ đùi trước), cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Người bệnh sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ. Trường hợp nhẹ thì người bệnh sẽ thấy đỡ nếu cơ được nghỉ ngơi vài ngày, nhưng nếu bị chấn thương nặng sẽ đau kéo dài, gây khó khăn cho việc vận động. 𝑩𝒐𝒏𝒈 𝒈𝒂̂𝒏 Bong gân là chấn thương dây chằng (mô nối hai hoặc nhiều xương tại một khớp). Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách Bong gân là biểu hiện của sự tổn thương thường gặp khi mọi người hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến vùng xương khớp. Trong đó, cổ chân là vùng nhạy cảm và dễ xảy ra hiện tượng bong gân làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống. Bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Biểu hiện dễ thấy à đau sưng, tím, tụ máu và khi ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu. 𝑽𝒊𝒆̂𝒎 𝒈𝒂̂𝒏 𝒌𝒉𝒐̛́𝒑 𝒗𝒂𝒊 Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nên rất dễ bị chấn thương. Chấn thương vùng vai chiếm 1/10 tất cả các chấn thương thể thao. Hầu hết chấn thương do quá tải hoặc lập đi lập lại động tác ném và đẩy. Trong tất cả các khớp, phục hồi chức năng khớp vai sau chấn thương là khó nhất vì tầm vận động quá rộng, nhiều gân cơ tham gia và cần thời gian khá dài sau chấn thương mới có thể trở lại chơi thể thao. 𝑽𝒊𝒆̂𝒎 𝒈𝒂̂𝒏 𝒄𝒉𝒐́𝒑 𝒙𝒐𝒂𝒚 Viêm gân chóp xoay là thường gặp nhất ở vùng vai. Nhóm gân cơ xoay ở vai gồm 4 gân cơ nằm bọc tròn quanh khớp vai, có chức năng làm chắc vai, và giúp ta làm động tác giở tay lên, đưa tay ra trước ra sau và xoay vai. Nhóm gân này rất mỏng nhưng lại rất quan trọng, phụ trách gần như toàn bộ hoạt động của khớp vai. Do đó, nếu bị viêm sưng nề sẽ làm đau, và giảm hoặc mất vận động của vai, nếu không chữa trị đúng sẽ trở thành mạn tính rất khó điều trị. Triệu chứng xảy ra từ từ và thường không nhớ rõ nguyên nhân. 𝑩𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏: Đau vùng vai, có thể đau lan lên trên cổ hoặc xuống dưới mặt trước cánh tay. Đau khi thực hiện động tác giơ tay quá đầu phát bóng, xì-mách trong cầu lông, tennis, bóng chuyền, bơi lội..., hoặc khi thực hiện động tác ném trong ném lao, bóng ném... 𝑫𝒊𝒆̂̃𝒏 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏: Nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động, và đau cả khi ngủ. Về sau, có lúc đau dữ dội làm không thể cử động được vai. Khi đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp tinh thần.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Các phương pháp chuẩn đoán tổn thương sụn chêm

Các phương pháp chuẩn đoán tổn thương sụn chêm

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THƯƠNG TỔN SỤN CHÊM I. Biểu hiện lâm sàng: 1. Đau khe khớp: Đau chói, đau khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối, đau tại vị trí chấn thương, ít lan ra xung quanh. Nghiệm pháp Bragrad, nghiệm pháp đè nén Boehler, nghiệm pháp Kroemer, nghiệm pháp Payr, nghiệm pháp Cabot, nghiệm pháp Steinmann I,nghiệm pháp Mac Murray, nghiệm pháp Appley : Các nghiệm pháp đều có dương và âm tính giả. 2. Tràn dịch khớp gối: Là dấu hiệu hằng định trong tổn thương sụn chêm, tràn dịch máu trong tổn thương sụn chêm thường xuất hiện muộn ( thường ngày thứ 2 sau chấn thương) so tổn thương dây chằng ( trong vài giờ đầu). 3. Kẹt khớp: thường gặp trong tổn thương sụn chêm, nhưng không phải dấu hiệu đặc hiệu ( gặp trong sụn chêm hình đĩa, bệnh sụn khớp chuột khớp, sai khớp xương bánh chè, quá phát dây chằng Hoffa). 4. Tiếng lục khục trong trong khớp. 5. Teo cơ tứ đầu đùi. II. Cận lâm sàng: 1. Chụp xquang thẳng nghiêng : không xác định được tổn thương sụn chêm mà chỉ loại trừ các bệnh lý khác như dị vật khớp, thoái hóa… 2. Chụp cản quang khớp gối: sử dụng khí làm chất đối quang bơm vào khớp gối, phương pháp này ít giá trị. 3. Chụp CT có cản quang : Tiêm thuốc nội khớp, độ chính xác như MRI mà ưu thế hơn là mô tả cấu trúc xương đo độ phân giải không gian cao thấy được đường rách rất nhỏ, cung cấp hình ảnh sụn chính xác. Nhưng bất tiện là tia xạ và nguy cơ nhiễm trùng khi tiêm thuốc vào ổ khớp, dị ứng thuốc cản quang. 4. Siêu âm khe: Siêu âm đầu dò tần số cao 7,5MHz có thể thấy được dịch gối( trong hay đục, nhiều hay ít), thấy đường rách sụn chêm… 5. Chụp cộng hưởng từ MRI: - Tăng tín hiệu trên T2W ít nhất là 1 bờ sụn chêm. - Thấy các đường rách, bờ không đều, dấu hiệu 2 sừng trước, dấu hiệu quai sô nước, dây chằng chéo sau khép, dấu hiệu sụn chêm bị mỏng đi ở phía bao khớp, dày lên ở bờ tự do. 6. Nội soi chẩn đoán: Là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất tổn thương trong khớp gối, mọi tổn thương đều quan sát bằng mắt thường qua camera. Nhược điểm đây là phuơng pháp xâm lấn nên có nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng thuốc gây tê, gây mê, có thể gây tổn thương thứ phát khớp gối. Phương pháp này áp dụng trong quá trình mổ nội soi.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Tai biến thường gặp sau mổ tái tạo dây chằng

Tai biến thường gặp sau mổ tái tạo dây chằng

              Tắc mạch: Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch,  có thể giải quyết được bằng điều trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.hoại tử chi (nhưng rất hiếm khi gặp )  Loạn dưỡng thần kinh: Là hội chứng có tính chất cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Nguyên nhân của biến chứng này vẫn còn chưa rõ ràng .cac nha tri liệu quan sát thấy hay xuất hiện ở những bệnh nhân lo lắng,căng thẳng quá mức, Tiến triển theo hướng khỏi dần nhưng rất lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Hội chứng này đôi khi có thể để lại những di chứng như cứng khớp, hay đau Khi có hội chứng này nên đi phục hồi chức năng chuyên sâu sớm để xử lý  Cứng gối:  Đây chính là nguy cơ hay gặp nhất sau mổ tái tạo dây chằng khi co sự can thieeapj vào khớp gối. Nó hay gây dính ở trong khớp. Cần phải cho khớp gối vận động cưỡng bức dưới gây mê toàn thân(khi phục hồi chức năng chuyên khoa không xử lý được ), nếu muộn hơn thì phải mổ để giải phóng các dây chằng. Hội chứng “hòn bi” (cyclope) gây nên hạn chế duỗi gối , đây cũng là biến chứng đặc biệt của  phẫu thuật tạo hình dây chằng.  Biến chứng trên da: Sẹo mổ có thể có những vùng mất cảm giác, ngược lại có những vùng tăng cảm giác đau do còn đầu thần kinh tạo thành những u thần kinh nhỏ.(névrome). Trên đây là những biến chứng nhỏ của phẫu thuật và tạo hình dây chằng chéo trước. Những biến chứng của nó không phải là không nặng, đặc biệt có cả những trường hợp thoái hoá khớp, kẹt khớp, hay có khi phải cắt cụt,…) Nhưng phần lớn nó sẽ khỏi và không có một di chứng gì, không có bất cứ một bất tiện nào trong cuộc sống hằng ngày.Hãy cố gắng để phục hổi chúc năng sớm để giải quyết vấn đề Nhiễm khuẩn. Biến chứng này gặp với tỷ lệ 0,2-0,48%. Chủ yếu gặp ở bệnh nhân sử dụng mảnh ghép là gân đồng loại. Lây nhiễm vi rút. Một số vi rút như HIV, viêm gan C có thể bị lây nhiễm từ mảnh ghép là gân đồng loại mặc dù mảnh ghép đã qua xử lý . Tuy nhiên trong 1 triệu người sử dụng gân đồng loại mới có một người gặp rủi ro này. Lỏng gối. Lỏng gối liên quan đến đứt hoặc giãn mảnh ghép sau mổ. Biến chứng này có thể gặp với tỷ lệ từ 2,4-34%. Mất duỗi gối. Chủ yếu gặp ở bệnh nhân sử dụng gân bánh chè tự thân. Mất duỗi do vỡ xương bánh chè hoặc đứt gân bánh chè. Tổn thương sụn phát triển dẫn đến rối loạn sự phát triển của xương. Gặp ở bệnh nhân là trẻ em, còn sụn phát triển. Những bệnh nhân là trẻ em, đứt dây chằng chéo trước, nên trì hoãn mổ tái tạo cho đến khi sụn phát triển đã được đóng lại, hoặc nếu mổ nên thay đổi kỹ thuật để hạn chế tối đa  biến chứng này. Nhìn chung, các biến chứng đáng ngại của phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối xẩy ra với tỷ lệ rất thấp, gần như hiếm gặp. Lỏng gối sau mổ là biến chứng dễ gặp, thường liên quan đến chế độ luyện tập sau mổ không được kiểm soát tốt, hoặc tái chấn thương sau mổ, dẫn đến mảnh ghép bị đứt , giãn, hoặc tuột.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
14/ 07/ 2020
1
Những bài tập khớp gối đơn giản và những lưu ý trước khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Những bài tập khớp gối đơn giản và những lưu ý trước khi mổ tái tạo dây chằng chéo trước

Một trong những biến chứng thường gặp nhất sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối là hạn chế gấp và/hoặc duỗi khớp gối, đặc biệt là hạn chế duỗi. Biến chứng này mặc dù không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến dáng đi, tính thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng đến chức năng chi. Gối duỗi không hết tạo nên dáng đi tập tễnh sau mổ, mất cân đối, yếu cơ tứ đầu và đau mặt trước khớp gối. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tình trạng khớp gối trước mổ ảnh hưởng rõ rệt đến biên độ vận động khớp gối sau mổ. Theo đó, khớp gối trước mổ càng sưng nề, càng hạn chế biên độ vận động thì sau mổ kết quả càng kém, biên độ vận động khớp gối càng hạn chế. Thời điểm nào nên mổ sau chấn thương không quan trọng bằng tình trạng khớp gối trước khi mổ như thế nào. Vì vậy người bệnh cần nắm được một số nguyên tắc sau đây trước khi quyết định mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối. Điều trị làm giảm hoặc hết tình trạng sưng nề khớp gối Tập luyện để lấy lại biên độ vận động bình thường của khớp gối (gấp và duỗi gối) Tập để tăng cường sức mạnh cho khối cơ vùng đùi, cẳng chân  Tìm hiểu thông tin và chuẩn bị tinh thần tốt, cũng như sắp xếp thời gian phù hợp để có thời gian tập luyện sau mổ Điều trị chống phù nề khớp gối Bất động gối. Ngay sau chấn thương, khớp gối đang bị tổn thương cấp tính, máu chảy trong khớp, phần mềm xung quanh gối đụng dập, gối sưng đau, cần phải được bất động bằng nẹp hoặc bột trong thời gian tối thiểu 3 tuần. Không nên bất động quá lâu dễ gây teo cơ, cứng khớp. Trong thời gian bất động nên đi lại có tỳ đè chân để tăng sức mạnh cho cơ. Chỉ dùng nạng khi cần thiết.nên đi phục hồi chức năng sau khi bị chấn thương để giảm xưng phug nề tránh cứng khớp và giảm đau Chườm đá. Nếu bất động bằng nẹp, hàng ngày mở nẹp, chườm đá lên khớp gối ngày 4-6 lần, mỗi lần 20 phút Thuốc. dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chống phù nề trong vòng 7-10 ngày. Lưu ý, chỉ dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Tâp luyện Trong thời gian mang nẹp hoặc bó bột để bất động gối, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập như sau: Đi lại trên bột hoặc nẹp có tỳ chân, hạn chế dùng nạng Nằm ngửa trên giường, nâng chân lên khỏi mặt giường 20-30cm, giữ trong 5 giây, lặp lại ngày 20-30 lần. Tập gấp duỗi khớp cổ chân nhiều nhất có thể Sau khi tháo nẹp hoặc bột (3 tuần). Tập luyện để lấy lại biên độ khớp gối càng sớm càng tốt, đồng thời tăng cường sức mạnh cho cơ Tập duỗi hết gối bằng các bài tập sau đây Tập duỗi gối thụ động: Người bệnh ngồi trên ghế và đặt gót chân lên một ghế khác,  hoặc nằm ngửa trên giường kê gối nâng cao gót, thả lỏng cơ đùi, để cho gối duỗi thẳng dần bằng trọng lượng của chân, cho đến khi gối duỗi tối đa. Ngày tập 3-4 lần, mỗi lần 10-15 phút (Hình 1). Tương tự với tư thế nằm sấp (Hình 2)   Tập duỗi gối chủ động: bằng trọng lượng của chân, nếu làm như trên gối vẫn không duỗi hết thi dùng tay hoặc chân đối diện ấn nhẹ với lực tăng dần cho đến khi gối duỗi hết Tập gấp gối Tập gấp gối thụ động: ngồi trên ghế hoặc nẳm trên giường, thả lỏng chân xuống nền nhà, gối sẽ gấp dần nhờ trọng lượng của chân (Hình 3). Trượt chân trên tường (tăng thêm biên độ gấp gối): nằm ngửa đặt chân lên tường, từ từ hạ chân xuống sao cho gối gấp dần (Hình 4) Gấp gối chủ động: kéo gót chân về phía mông, gấp gối và giữ vị trí này trong 5 giây, sau đó duỗi thẳng gối từ từ (Hình 5). Tương tự, bằng cách dùng hai tay kéo cẳng chân về phía đùi, cứ như thế gấp gối  từ từ  tăng dần (Hình 6)   Tập để tăng cường sức mạnh cho cơ. Khi gối gấp 100 độ thì các cơ đùi bắt đầu hoạt động tăng sức căng Đạp xe đạp tại chỗ. Đạp xe tại chỗ ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 phút vừa tăng độ rắn chắc cho cơ, vừa giữ được biên độ khớp gối   Bơi là bài tập tổng hợp rất tốt, vừa tăng sức mạnh cho cơ bắp vừa lấy lại được biên độ khớp gối. Tìm hiểu thông tin. Các thông tin người bệnh cần tìm hiểu trước khi mổ: Thời gian nằm viện Thời gian tập luyện và thời quay trở lại công việc thường ngày Thời gian có thể chơi lại thể thao Phương pháp, kỹ thuật nào được áp dụng. Đây là kiến thức thuộc chuyên môn sâu, người bệnh không nhất thiết phải tìm hiểu chi tiết, tuy nhiên nếu cần, người bệnh có quyền được phẫu thuật viên thông tin đầy đủ, chi tiết trước mổ về ưu nhược điểm của từng kỹ thuật, từng phương pháp.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
14/ 07/ 2020
0
Tác dụng của nẹp gối

Tác dụng của nẹp gối

TÁC DỤNG NẸP GỐI TRONG CHẤN THƯƠNG KHỚP GỐI  Phân loại nẹp gối : Có 4 loại: 1. Nẹp đầu gối dự phòng (Prophylactic): Là loại nẹp bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương 2. Nẹp đầu gối chức năng: Là loại nẹp có tác dụng hỗ trợ vùng đầu gối đã bị chấn thương, hoặc thoái hoá, yếu khớp. 3. Nẹp đầu gối phục hồi chức năng: Là loại nẹp giúp hạn chế những cử động gây hại cho đầu gối trong quá trình phục hồi sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. 4. Nẹp giảm áp (unloader/offloader): Là loại nẹp được thiết kế giúp giảm thiểu đau đớn cho người bị viêm khớp. Chức năng nẹp gối: - Mỗi loại nẹp gối có cấu tạo và chức năng riêng - Nay tôi xin phép nói về nẹp gối giành cho bệnh nhân trước và sau mổ chấn thương dây chằng gối( loại nẹp số 3 ở trên) Khi chấn thương gối, thông thường gối sẽ đau, xưng nề, tràn máu, dịch, hạn chế vận động. - Trong 3 ngày đầu nên chườm lạnh để giảm đau, co mạch giảm xưng nề gối( tránh bôi dầu nóng sẽ làm tăng trình trạng xưng nề do giãn mạch ) - Hạn chế đi lại, băng chun, đi khám Bs chuyên khoa.( nên chụp MRI sau 2 tuần chấn thương trở đi). - Nếu có đứt dây chằng, trong thời gian chờ mổ các bạn nên hạn chế chơi môn thể thao mạnh, hạn chế chạy nhảy, đeo nẹp ngắn đi lại bình thường cho chân khỏe, nếu có rách sụn chêm các bạn nên ít đi lại, đi lại hỗ trợ bằng nạng để hạn chế tổn thương thêm sụn chêm. - Tập các bài tập chân cho khỏe đặc biệt là bài tập cơ tứ đầu để chân ít bị teo cơ, sau mổ chân phục hồi tốt hơn. - Nẹp có thể dùng hoặc không, sử dụng là loại nẹp ngắn, mục đích hạn chế vận động tránh đau, tổn thương khi khớp xưng viêm. Sau mổ dây chằng chéo, sụn chêm: Các bạn phải đeo nẹp dài ( đùi -gối- cẳng chân): - Giúp đi lại không bị khuỵu gối do cơ tứ đầu yếu - Tránh mất duỗi - Tránh cử động vô thức có hại khi ngủ - Nên đeo khoảng 3 -4 tuần kể cả lúc ngủ - Chỉ tháo ra ngày 5-6 lần để tập gấp gối Sau 3-4 tuần có thể bỏ nẹp dài chuyển qua nẹp ngắn, lúc này nẹp ngắn giúp: - Gối vững, bảo vệ gối khi đi lại, sinh hoạt - Người khác nhận biết bạn đang chấn thương gối tránh hành động như đùa cợt, đun đẩy làm phát sinh cử động gối có hại. Đẹo nẹp đúng size, không quá trật sẽ làm máu hạn chế lưu thông, không quá lỏng sẽ mất chức năng của nẹp. Sau mổ dây chằng và sụn chêm các bạn nên đến cơ sở chuyên khoa về tập PHCN.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
13/ 07/ 2020
0
0973.373.273 0962.672.111 zalo chat
popup

Số lượng:

Tổng tiền: