Tất cả tin tức

Ưu nhược điểm của từng mảnh ghép

Ưu nhược điểm của từng mảnh ghép

Lời đầu tiên chào toàn thể an hem và chúc anh em luôn mạnh khỏe Hôm nay rảnh ngồi trả lời một số anh em trong hội ,về ƯU NHƯƠC ĐIỂM CUA CÁC MẢNH GHÉP ,và nó cũng liên quan đến tại sao anh em sau mổ người đau mặt trước bánh chè người đau mặt sau  kheo ,và giải thích tại sao một số anh em phục hồi nhanh hơn một số lại chậm hơn.không có phương pháp nao gọi là tốt nhất với tất cả mọi người,chỉ có phương pháp tối ưu nhất phù hợp nhất với từng cá thể Nhưng trước khi mổ anh em hãy tham khảo và nghe ý kiến và giải thích của  phẫu thuật viên Tổn thương dây chằng chéo là một trong những tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Khi dây chằng chéo tổn thương khó tự liền, hậu quả làm đau và lỏng gối, ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động của khớp, lâu dài gây thoái hóa khớp gối khó hồi phục. Việc điều trị tái tạo lại dây chằng chéo khớp gối Đã có từ lâu ….Các vật liệu hay là mảnh ghép sử dụng trong tái tạo dây chằng chéo khớp gối được ápáp dung và nghiên cứu suốt chiều dài lịch sử y học , được chia thành ba nhóm: vật liệu tự thân (của chính bệnh nhân), vật liệu đồng loại (của người cho) và vật liệu tổng hợp. thứ nhất là các vật liệu tự thân như mảnh ghép từ dải chậu chầy, từ gân cơ tứ đầu của bệnh nhân.v.v. Sau đó là mảnh ghép từ gân bánh chè,. Cho đến này, gân cơ bán gân và gân cơ thon vẫn là vật liệu chính và được sử dụng phổ biến. Mảnh ghép gân đồng loại được lấy từ người cho bắt đầu chứng minh được tính hiệu quả, tuy nhiên  các nghiên cứu về mảnh ghép đồng loại cũng như mảnh ghép tổn hợp (nhân tạo) vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Hiện nay, có ba loại vật liệu đang được các phẫu thuật viên sử dụng cho bênh nhân là gân cơ bán gân và gân cơ thon, gân bánh chè, gân đồng loại Gân cơ bán gân và gân cơ thon  (gân Hamstring) Gân bán gân và gân cơ được sử dụng phô biến tạo mảnh ghép tự thân trong các phẫu thuật tái tạo gân và dây chằng như: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên của khớp gối, các tổn thương cũ của gân bánh chè, gân Achilles, …vvvv Ưu điểm: Mảnh ghép gân bán gân và gân cơ thon chập bốn có độ khỏe lớn hơn dây chằng chéo trước (ACL) nguyên bản và với độ chắc tương đương ACL. Khi sử dụng gân Hamstring sẽ tránh được các nhược điểm của việc lấy gân bánh chè là làm tổn thương tại chỗ lấy gân ( đau ở mặt trước gối, làm yếu cơ tứ đầu, hạn chế biên độ Vận động Nhượcđiểm:   So với gân bánh chè (liền xương-xương), mảnh ghép gân bán gân và gân cơ thon chậm liền hơn vì hai đầu mảnh ghép không có mẩu xương (liền gân-xương). Mặc dù tỷ lệ rất thấp nhưng có thể gặp hiện tượng tê bì mặt ngoài cẳng chân sau mổ do tổn thương dây thần kinh hiển khi lấy gân. Gân bánh chè: Mảnh ghép tự do của gân bánh chè được lấy từ phần giữa gân bánh chè của bệnh nhân. Hai đầu mảnh ghép được giữ nguyên một phần xương bám gân.                                       Ưu điểm:  Mảnh ghép vững chắc, có độ bền cao; liền gân sau ghép nhanh hơn do có mẩu xương hai đầu mảnh ghép (liền xương-xương). Nhược điểm: Đau trước khớp gối liên quan đến tổn thương sau lấy mảnh ghép; hồi phục cơ tứ đầu sau mổ chậm; làm yếu hệ thống duỗi gối, có thế đứt gân hoặc vỡ xương bánh chè; có thể gây viêm gân bánh chè, co cứng trước gối và hạn chế biên độ duỗi của gối.     Gân Đồng Loại Thường là mảnh ghép lấy từ gân bánh chè, gân Achille của người cho chết não hoặc từ phần chi thể bị cắt bỏ bởi chấn thương. Mảnh ghép sau khi lấy được chiếu xạ bằng tia Gamma để diệt  vi khuẩn, sau đó được bảo quản lạnh sâu. Ưu Điểm Mảnh ghép to, chắc,  chủ động về kích thước cuả mảnh ghép. Bệnh nhân sử dụng mảnh ghép gân đồng loại không phải “hy sinh” gân Hamstring hay một phần gân bánh chè của mình, cũng vì thế tránh được tổn thương thêm cho bệnh nhân khi lấy Gân thời gian mổ ngắn hơn Nhược Điểm Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ vì bản thân mảnh ghép là một di vật. Các bệnh truyền nhiễm do vi rút ở giai đoạn cửa sổ có thể lây từ người cho sang người nhận nếu không được khống chế tốt. Tính pháp lý trong vấn đề cho và nhận tạng phải được đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ quy định  Hiện nay, để sử dụng gân đồng loại, bệnh nhân phải tự mua, tăng thêm một khoản chi phí không nhỏ cho người bệnh giao động trung bỉnh từ 15 đến 30 triệu đồng mỗi loại vật liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Sinh lý của dây chằng qua từng giai đoạn

Sinh lý của dây chằng qua từng giai đoạn

Mổ dây chằng chéo không có nghĩa là các bạn đã hoàn thiện được đôi chân của mình,không có nghĩa là các bạn để vậy mà  có thể quay lại chơi thể thao được,mà nó còn ca quá trình tập luyện dài để trở lại ADMIN chia sẻ với các bạn các kiến thức các giai đoạn sau mổ ttdc để các bạn biết được giai đoạn cảu mình tránh gì và làm gì 1, Sinh lý quá trình tái tạo của mảnh ghép Có hai quá trình khác nhau nhưng diễn ra song hành trên mảnh ghép dây chằng: quá trình liền đoạn mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi của đoạn mảnh ghép trong khớp. +Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng. +Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ: Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên. Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn– Giai đoạn hoại tử vô mạch của mảnh ghép: các tế bào sợi dần dần bị biến mất, giai đoạn này diễn ra trong 2-3 tuần sau phẫu thuật. – Giai đoạn xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép: giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8. – Giai đoạn tái cấu trúc, mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo trước, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen. Giai đoạn này diễn ra Sau phẫu thuật từ 18 đến 24 tuần – Giai đoạn biệt hóa cấu trúc của mảnh ghép: ở giai đoạn này mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.   Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu. Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccharide, vitamin C. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân thực sự. Bằng cách bổ sung trực tiếp collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C này dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân thông qua nhiều nghiên cứu khoa học. 2, Các giai đoạn tập luyện cần tuân thủ sau phẫu thuật 2.1 Giai đoạn I: 1-2 tuần sau mổ. Mục tiêu: bảo vệ mảnh ghép, chống sưng nề, chống đau, phục hồi một phần tầm vận động (ROM), chống teo cơ. Phối hợp các thuốc giảm đau kháng viêm và bổ sung dinh dưỡng từ sớm để thúc đẩy quá trình hồi phục. Sau 2 tuần khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh. 2.2 Giai đoạn II: 3-4 tuần sau mổ: giai đoạn tập sớm. Mục tiêu: phục hồi vận động gần tối đa, đi đứng với nẹp không khập khiễng, tăng sức mạnh cơ, thăng bằng, tiếp tục bảo vệ mảnh ghép. Kết thúc giai đoạn này hầu như không còn viêm. Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể. 2.3 Giai đoạn II: 5-16 tuần sau mổ. Là giai đoạn đi đứng có kiểm soát. Mục tiêu:  phục hồi sức mạnh cơ, phục hồi các phản xạ tự thân. Chú ý tránh tạo lực quá căng lên mảnh ghép. Sau 16 tuần phải đạt duỗi hoàn toàn. 2.4 Giai đoạn IV: tháng thứ 4 trở đi. Tăng sức bền cơ bắp, phục hồi khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ, bước đầu tập các kỹ năng chạy nhảy. 2.5 Giai đoạn V: Từ tháng thứ 7 trở lại thể thao. – Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường. Sau 2 tuần- 1 tháng bệnh nhân có thể đến các cơ sở PHCN để điều trị vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, dòng xung kích thích cơ. Bác sỹ đánh giá độ vững của khớp gối sau mổ, sự teo cơ, cơ lực, mức độ đau khi vận động, tầm vận động khớp… để đưa ra bài tập cụ thể. Trong suốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật cần sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau để giảm các triệu chứng và bổ sung các nguyên liệu cần thiết như collagen typ 1, mucopolysaccharid, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tái tạo gân thực sự. Khi có bất kì dấu hiệu khác thường nào như sưng viêm kéo dài hơn 4 tuần, tình trạng đau nhức không thuyên giảm,… cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh để lại các biến chứng sau phẫu thuật.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Nhiễm trùng vết mổ là gì?

Nhiễm trùng vết mổ là gì?

1. Nhiễm trùng vết mổ là gì? Nhiễm trùng vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật, trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận nhân tạo.Nhiễm trùng vết mổ được chia thành 3 loại với các đặc điểm và biểu hiện khác nhau: 1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, chỉ liên quan tới da và tổ chức dưới da và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau: Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch; Chảy mủ từ vết mổ nông; Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô từ vết mổ. Nhiễm trùng vết mổ nông Nhiễm khuẩn vết mổ nông có biểu hiện vết mổ bị sưng 1.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng 1 năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép, là nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu (lớp cân cơ) của vết mổ và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau: Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch và có chảy mủ từ vết mổ sâu; Toác vết mổ tự nhiên hoặc phẫu thuật viên chỉ định mở vết mổ khi người bệnh sốt (≥ 38oC), đau nhiều hoặc phù nề tại vết mổ hoặc áp xe hoặc bằng chứng khác liên quan tới vết mổ sâu xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang. 1.3. Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang cơ thể Là nhiễm khuẩn tại vị trí cơ quan/khoang của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ngoại trừ đường rạch da, cân, cơ được mở hoặc thao tác trong quá trình phẫu thuật. Nhiễm khuẩn này xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng một năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau: Chảy mủ từ dẫn lưu được đặt trong khoang/cơ quan; Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô của cơ quan/khoang; Áp xe hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn khác liên quan tới cơ quan/khoang được xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Các giai đoạn phục hồi chức năng

Các giai đoạn phục hồi chức năng

CÁC GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG  Bài tập gồm những giai đoạn như sau: 2.1.  Ngày 1 sau phẫuthuật   - Tậplắc,di độngxương bánh chè  -    Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: tập dạng và khép chân, tập nângtoànbộchânlênkhỏimặtgiường,tậpvậnđộngcổchântrongnẹp.   -   Tập co cơ  tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bànchân -   Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối  < 60º.        - Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằmnghỉ.        - Bệnh nhân có thển gồi dậy trên giường. 2.2Ngày 2 sau phẫuthuật    - Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất       -  Mang nẹp:bệnh nhân có thể tập ngồi,tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng cơ thể. -   Sử dụng 2 nạng nách trợgiúp. 2.2.  Ngày 3 sau phẫuthuật -   Tiếp tục tập các bài tập  ,2 với cường độ tang dần. -   Tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do tại chân phẫuthuật. -   Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợgiúp. 2.3.  Sau 1 tuần sau phẫuthuật -   Có thể gấp gối đến90o. -   Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọnglƣợng. -   Nếu khớp gối sung đau tang lên,ngưng tập,chườm lạnh khớp gối. -   Mang nẹp cố định gối 4 tuần.Sử dụng nạng nách 4-6tuần. -   Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủmạnh. 2.4.  Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ4 -   Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 120độ. -   Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để tăng sức cơ tứ đầuđùi. -   Tập đứng dồn100% trọng lượng lên chân phẫu thuật. -   Tập đạp xe đạp tại chỗ không có lựccản. -   Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ 90 đến 60độ. * Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể. 2.5.  Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ6 -   Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động củakhớp. -   Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giói hạn khớp gối duỗi dần từ 90 đến 40 độvàngượclại,tốcđộtăngdầntheothờigian. -   Tậpbướclênvàbướcxuốngmộtbậcthang. -   Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chunkhikhớpgốigấp90độvớitrọnglượngtăngdần. -   Daymềmsẹomổ,tậpdiđộngxươngbánhchè. 2.6.  Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ10 -   Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bìnhthường. -   Bỏ nẹp,tập đi bộ tích cực và tập dáng đi bình thường. -   Tập bước lên và buớc xuống đến 2-3 bậc thang. -   Tập nhún đùi với tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăngdần. -   Tập chạy trên đường bằngphẳng. 2.7.  Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ16 -   Tăng cường các bài tậptrên. -   Tập các bài tập tang cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày. -   Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường. -   Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàntoàn. 2.8.  Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ6 - Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày. -   Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cựchơn. 2.9.      Tháng thứ7 -   Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật.Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường. -   Các điều trịkhác -   Điềutrị:Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tang cường. -    Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫuthuật -   Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun,tạ.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu giúp gì cho bạn

Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu giúp gì cho bạn

Vật Lý Trị Liệu- Phục Hồi Chức Năng giúp gì bạn?! Vật lý trị liệu- PHCN là dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ, được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, tiện dụng, kinh tế, hiệu quả, chăm sóc chu đáo. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của quý bệnh nhân chúng tôi cung cấp Dịch vụ Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng tại Cơ sở và tại nhà bệnh nhân tại Hà nội do các Chuyên gia VLTL -PT giàu kỹ năng, kinh nghiệm phụ trách. Dịch vụ Vật Lý Trị Liệu- Phục hồi chức năng nhằm phục vụ những bệnh nhân: Không có thời gian đến viện, Người già yếu đi lại khó khăn. Nhân viên công sở không thể đi điều trị giờ hành chính! Hoặc muốn điều trị theo yêu cầu trách nhiệm cao tận tình. Chúng tôi VLTL -Phục hồi chức năng các bệnh sau: Đau cổ vai; đau lưng, đau thần kinh toạ Di chứng liệt trong Tai biến mạch máu não. Liệt 2 chi dưới, tứ chi do chấn thương, viêm tủy. Viêm quanh khớp vai. Cứng khớp: khớp vai, khớp gối, khớp khuỷu... Sau gãy xương, sau phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối. Sau mổ Tái tạo Dây chằng chéo khớp gối ACL; PCL. Trẻ vẹo cổ do xơ hóa, u cơ ức đòn chũm. Trẻ em bại não, chậm phát triển. Viêm tắc tia sữa, PHCN cột sống sau sinh. Yếu cơ sàn chậu, rối loạn kiểm soát tiểu tiện, giảm kiểm soát sex!!! Hãy yên tâm với đội Chuyên gia VLTL -PT nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi , vững tay nghề sẽ đáp ứng nhu cầu của quý vị và gia đình một cách tận tình chu đáo nhằm đem lại hiệu quả nhanh nhất, tiết kiệm nhất. Các kỹ thuật VLTL sử dụng : Hồng ngoại,bó nóng. Laser chiếu ngoài Điện xung Siêu âm điều trị Giải phóng Cân mạc Xoa bóp trị liệu Kéo dãn Di động khớp-kéo nắn khớp Tác động cột sống. Tập vận động thần kinh cơ PNF Bài tập cơ sàn chậu Kegel; Phục hồi phụ nữ Sau sinh. NDT- Vận động phát triển thần kinh cơ cho trẻ Bại não, chậm phát triển vận động... Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Tiếng kêu trong gối sau mổ có phải do thoái hóa không

Tiếng kêu trong gối sau mổ có phải do thoái hóa không

𝑻𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒌𝒆̂𝒖 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒈𝒐̂́𝒊 𝒔𝒂𝒖 𝒎𝒐̂̉ 𝒄𝒐́ 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒅𝒐 𝒕𝒉𝒐𝒂́𝒊 𝒉𝒐𝒂́ 𝒉𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈? Tiếng lạo xạo khi cử động khớp gối thường hay gặp ở những bệnh nhân sau mổ, nó thường lành tính, có thể giải quyết được bằng cách tập luyện phục hồi chức năng. Tiếng lạo xạo khi gấp, duỗi sau mổ là hiện tượng khá thường gặp (18% bệnh nhân sau mổ). Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài, các bác sĩ có thể khuyến cáo một số thủ thuật nhỏ để gỡ dính xung quanh khớp. Một lý do khác cho tiếng lạo xạo là dính khớp hoặc các mô xung quanh bị xơ hóa, điều này có thể dẫn đến cứng khớp và gây đau khi vận động, cử động khớp gối. 𝑲𝒉𝒊 𝒏𝒂̀𝒐 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒏𝒆̂𝒏 𝒍𝒐 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒌𝒆̂𝒖? Tiếng kêu khớp gối là thường gặp và thường không đau. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vận động thấy đau thì đó có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý sau: + Thoái hóa khớp gối + Viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm khuẩn khớp gối + Liên quan đến một số chấn thương khớp Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi có các vấn đề trên để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
0973.373.273 0962.672.111 zalo chat
popup

Số lượng:

Tổng tiền: