Tất cả tin tức

VIDEO Phục hồi chức năng đứt gân gấp ngón tay

VIDEO Phục hồi chức năng đứt gân gấp ngón tay

Chương trình tập thụ động sớm Thường gồm 3 giai đoạn: 3 tuần đầu: tập trong nẹp bảo vệ, gấp thụ động ngón, duỗi ngón thụ động và chủ động. Tuần thứ 4 đến 8: gấp ngón chủ động có trợ giúp tăng dần đến có đề kháng trung bình. Tuần thứ 7 có thể mang nẹp kéo dãn nếu có co rút ngón. Tuần thứ 8-12: gấp chủ động có đề kháng trung bình đến mạnh, tập chức năng sinh hoạt hằng ngày
15/ 10/ 2021
0
VIDEO Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Cổ Tay Sau Bó Bột Phẫu Thuật Hiệu Quả (Gãy xương tay POUTEAU – COLLES)

VIDEO Hướng Dẫn Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Cổ Tay Sau Bó Bột Phẫu Thuật Hiệu Quả (Gãy xương tay POUTEAU – COLLES)

Xương cổ tay được xem là một trong những khớp xương quan trọng của chi trên với chức năng điều chỉnh sự linh hoạt của hầu hết bàn tay cho phép bàn tay xoay chuyển theo nhiều hướng khác nhau. Khớp xương cổ tay bao gồm khớp quay hình elip cho phép cổ tay gấp duỗi hoặc vặn; khớp giữa cổ tay là khớp giữa hai hàng xương cổ tay và khớp gian cổ tay là khớp giữa hai xương cổ tay cho phép trượt hoặc vận động trượt khác nhau linh hoạt. Gãy xương cổ tay được xem là một loại gãy xương trong bao hàm gãy xương cánh tay nói chung, thường cổ tay là một trong những khớp xương dễ gãy nhất cùng với gãy xương cẳng tay trong gãy xương cánh tay. Nguyên nhân của gãy xương cổ tay chủ yếu là do lực tác động mạnh đột ngột vào vùng cổ tay do sinh hoạt, lao động hoặc tai nạn. Ngoài ra sự té với mu bàn tay chấn trực tiếp xuống tạp lực ép gãy xương cổ tay, sự thoái hóa xương khớp cổ tay cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến gãy xương cổ tay. Các phương pháp chuẩn đoán gãy xương cổ tay Gãy xương cổ tay được chẩn đoáng bằng thăm khám lâm sàng và chẩn đoán qua hình ảnh Xquang, chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) và chụp đinh vị vi tính (CT). Tuy nhiên, tùy theo tính chất gãy xương, người bệnh có thể sử dụng qua các phương pháp sau: Mang nẹp cố định, bó bột, phẫu thuật nắn xương bên ngoài hoặc phẫu thuật kết xương bên trong (đinh nội tủy hoặc nẹp vít) đang được ứng dụng phổ biến. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng – Tạo điều kiện tốt nhất cho tiến trình liền xương – Giảm sưng nề, giảm đau, chống rối loạn tuần hoàn, chống kết dính khớp, ngừa hội chứng đau vùng (hội chứng rối loạn dinh dưỡng giao cảm phản xạ-hội chứng Sudeck). – Duy trì tầm vận động khớp, ngừa teo cơ. – Phục hồi chức năng các hoạt động tinh tế bàn tay sau bất động 2. Các phương pháp và kỹ thuật, phục hồi chức năng * Giai đoạn thụ động. – Giảm sưng, cải thiện tuần hoàn, chống teo cơ, duy trì tầm vận động và lực cơ khớp vai và các ngón tay. – Phương pháp phục hồi chức năng: + Đặt tư thế đúng: nâng cao tay + Cử động tập các ngón tay + Co cơ tĩnh các cơ cánh tay và cẳng tay trong bột. + Chủ động tập có trợ giúp các cử động của khớp vai. * Giai đoạn tăng tiến – Giảm đau, giảm co thắt cơ, gia tăng tầm hoạt động khớp bị giới hạn, gia tăng sức mạnh cơ, phục hồi chức năng sinh hoạt. – Phương pháp vật lý trị liệu: + Nhiệt: chườm ấm vùng cơ co thắt bằng hồng ngoại, Paraphin… – Phương pháp phục hồi chức năng: + Xoa bóp vùng bàn tay, cẳng tay + Áp dụng kỹ thuật giữ- nghỉ hoặc kéo dãn thụ động đối với các khớp bị giới hạn (cử động sấp ngửa cẳng tay phải tập nhẹ nhàng) + Tập chủ động có trợ giúp, đề kháng tuỳ theo lực cơ của người bệnh + Chương trình tập tại nhà: tập cài nút áo từ thấp đến cao, quạt tay,vặn nắm cửa, chải đầu… + Hoạt động trị liệu: ném bóng, bắt bóng… * Gãy hai xương cổ tay có phẫu thuật –  Giảm đau, giảm sưng, cải thiện tuần hoàn, chóng kết dính các cơ vùng cẳng tay, gia tăng tầm hoạt động khớp khuỷu, khớp cổ tay, duy trì tầm hoạt động khớp vái, ngón tay, PHCN sinh hoạt.
15/ 10/ 2021
0
Các biến chứng sau phẫu thuật dây chằng

Các biến chứng sau phẫu thuật dây chằng

TAI BIẾN THƯỜNG GẶP SAU MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG                 Tắc mạch: Là hình thành các cục máu đông ở trong tĩnh mạch,  có thể giải quyết được bằng điều trị chống đông dự phòng. Biến chứng này có thể đưa lại những nguy cơ rất nặng: nhồi máu phổi.hoại tử chi (nhưng rất hiếm khi gặp )  Loạn dưỡng thần kinh: Là hội chứng có tính chất cứng gối sớm, phối hợp với đau và phù nề. Nguyên nhân của biến chứng này vẫn còn chưa rõ ràng .cac nha tri liệu quan sát thấy hay xuất hiện ở những bệnh nhân lo lắng,căng thẳng quá mức, Tiến triển theo hướng khỏi dần nhưng rất lâu (nhiều tháng hoặc nhiều năm). Hội chứng này đôi khi có thể để lại những di chứng như cứng khớp, hay đau Khi có hội chứng này nên đi phục hồi chức năng chuyên sâu sớm để xử lý  Cứng gối:  Đây chính là nguy cơ hay gặp nhất sau mổ tái tạo dây chằng khi co sự can thiệp vào khớp gối. Nó hay gây dính ở trong khớp. Cần phải cho khớp gối vận động cưỡng bức dưới gây mê toàn thân(khi phục hồi chức năng chuyên khoa không xử lý được ), nếu muộn hơn thì phải mổ để giải phóng các dây chằng. Hội chứng “hòn bi” (cyclope) gây nên hạn chế duỗi gối , đây cũng là biến chứng đặc biệt của  phẫu thuật tạo hình dây chằng.  Biến chứng trên da: Sẹo mổ có thể có những vùng mất cảm giác, ngược lại có những vùng tăng cảm giác đau do còn đầu thần kinh tạo thành những u thần kinh nhỏ.(névrome). Trên đây là những biến chứng nhỏ của phẫu thuật và tạo hình dây chằng chéo trước. Những biến chứng của nó không phải là không nặng, đặc biệt có cả những trường hợp thoái hoá khớp, kẹt khớp, hay có khi phải cắt cụt,…) Nhưng phần lớn nó sẽ khỏi và không có một di chứng gì, không có bất cứ một bất tiện nào trong cuộc sống hằng ngày.Hãy cố gắng để phục hổi chúc năng sớm để giải quyết vấn đề Nhiễm khuẩn. Biến chứng này gặp với tỷ lệ 0,2-0,48%. Chủ yếu gặp ở bệnh nhân sử dụng mảnh ghép là gân đồng loại. Lây nhiễm vi rút. Một số vi rút như HIV, viêm gan C có thể bị lây nhiễm từ mảnh ghép là gân đồng loại mặc dù mảnh ghép đã qua xử lý . Tuy nhiên trong 1 triệu người sử dụng gân đồng loại mới có một người gặp rủi ro này. Lỏng gối. Lỏng gối liên quan đến đứt hoặc giãn mảnh ghép sau mổ. Biến chứng này có thể gặp với tỷ lệ từ 2,4-34%. Mất duỗi gối. Chủ yếu gặp ở bệnh nhân sử dụng gân bánh chè tự thân. Mất duỗi do vỡ xương bánh chè hoặc đứt gân bánh chè. Tổn thương sụn phát triển dẫn đến rối loạn sự phát triển của xương. Gặp ở bệnh nhân là trẻ em, còn sụn phát triển. Những bệnh nhân là trẻ em, đứt dây chằng chéo trước, nên trì hoãn mổ tái tạo cho đến khi sụn phát triển đã được đóng lại, hoặc nếu mổ nên thay đổi kỹ thuật để hạn chế tối đa  biến chứng này. Nhìn chung, các biến chứng đáng ngại của phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối xẩy ra với tỷ lệ rất thấp, gần như hiếm gặp. Lỏng gối sau mổ là biến chứng dễ gặp, thường liên quan đến chế độ luyện tập sau mổ không được kiểm soát tốt, hoặc tái chấn thương sau mổ, dẫn đến mảnh ghép bị đứt , giãn, hoặc tuột. Khi gặp phải các vấn đề trên hãy liên hệ với trung tâm chúng tôi để được hướng dẫn xử trí tốt nhất Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ        
18/ 07/ 2021
0
Ưu nhược điểm của từng mảnh ghép

Ưu nhược điểm của từng mảnh ghép

Lời đầu tiên chào toàn thể an hem và chúc anh em luôn mạnh khỏe Hôm nay rảnh ngồi trả lời một số anh em trong hội ,về ƯU NHƯƠC ĐIỂM CUA CÁC MẢNH GHÉP ,và nó cũng liên quan đến tại sao anh em sau mổ người đau mặt trước bánh chè người đau mặt sau  kheo ,và giải thích tại sao một số anh em phục hồi nhanh hơn một số lại chậm hơn.không có phương pháp nao gọi là tốt nhất với tất cả mọi người,chỉ có phương pháp tối ưu nhất phù hợp nhất với từng cá thể Nhưng trước khi mổ anh em hãy tham khảo và nghe ý kiến và giải thích của  phẫu thuật viên Tổn thương dây chằng chéo là một trong những tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Khi dây chằng chéo tổn thương khó tự liền, hậu quả làm đau và lỏng gối, ảnh hưởng lớn đến chức năng vận động của khớp, lâu dài gây thoái hóa khớp gối khó hồi phục. Việc điều trị tái tạo lại dây chằng chéo khớp gối Đã có từ lâu ….Các vật liệu hay là mảnh ghép sử dụng trong tái tạo dây chằng chéo khớp gối được ápáp dung và nghiên cứu suốt chiều dài lịch sử y học , được chia thành ba nhóm: vật liệu tự thân (của chính bệnh nhân), vật liệu đồng loại (của người cho) và vật liệu tổng hợp. thứ nhất là các vật liệu tự thân như mảnh ghép từ dải chậu chầy, từ gân cơ tứ đầu của bệnh nhân.v.v. Sau đó là mảnh ghép từ gân bánh chè,. Cho đến này, gân cơ bán gân và gân cơ thon vẫn là vật liệu chính và được sử dụng phổ biến. Mảnh ghép gân đồng loại được lấy từ người cho bắt đầu chứng minh được tính hiệu quả, tuy nhiên  các nghiên cứu về mảnh ghép đồng loại cũng như mảnh ghép tổn hợp (nhân tạo) vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu. Hiện nay, có ba loại vật liệu đang được các phẫu thuật viên sử dụng cho bênh nhân là gân cơ bán gân và gân cơ thon, gân bánh chè, gân đồng loại Gân cơ bán gân và gân cơ thon  (gân Hamstring) Gân bán gân và gân cơ được sử dụng phô biến tạo mảnh ghép tự thân trong các phẫu thuật tái tạo gân và dây chằng như: dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên của khớp gối, các tổn thương cũ của gân bánh chè, gân Achilles, …vvvv Ưu điểm: Mảnh ghép gân bán gân và gân cơ thon chập bốn có độ khỏe lớn hơn dây chằng chéo trước (ACL) nguyên bản và với độ chắc tương đương ACL. Khi sử dụng gân Hamstring sẽ tránh được các nhược điểm của việc lấy gân bánh chè là làm tổn thương tại chỗ lấy gân ( đau ở mặt trước gối, làm yếu cơ tứ đầu, hạn chế biên độ Vận động Nhượcđiểm:   So với gân bánh chè (liền xương-xương), mảnh ghép gân bán gân và gân cơ thon chậm liền hơn vì hai đầu mảnh ghép không có mẩu xương (liền gân-xương). Mặc dù tỷ lệ rất thấp nhưng có thể gặp hiện tượng tê bì mặt ngoài cẳng chân sau mổ do tổn thương dây thần kinh hiển khi lấy gân. Gân bánh chè: Mảnh ghép tự do của gân bánh chè được lấy từ phần giữa gân bánh chè của bệnh nhân. Hai đầu mảnh ghép được giữ nguyên một phần xương bám gân.                                       Ưu điểm:  Mảnh ghép vững chắc, có độ bền cao; liền gân sau ghép nhanh hơn do có mẩu xương hai đầu mảnh ghép (liền xương-xương). Nhược điểm: Đau trước khớp gối liên quan đến tổn thương sau lấy mảnh ghép; hồi phục cơ tứ đầu sau mổ chậm; làm yếu hệ thống duỗi gối, có thế đứt gân hoặc vỡ xương bánh chè; có thể gây viêm gân bánh chè, co cứng trước gối và hạn chế biên độ duỗi của gối.     Gân Đồng Loại Thường là mảnh ghép lấy từ gân bánh chè, gân Achille của người cho chết não hoặc từ phần chi thể bị cắt bỏ bởi chấn thương. Mảnh ghép sau khi lấy được chiếu xạ bằng tia Gamma để diệt  vi khuẩn, sau đó được bảo quản lạnh sâu. Ưu Điểm Mảnh ghép to, chắc,  chủ động về kích thước cuả mảnh ghép. Bệnh nhân sử dụng mảnh ghép gân đồng loại không phải “hy sinh” gân Hamstring hay một phần gân bánh chè của mình, cũng vì thế tránh được tổn thương thêm cho bệnh nhân khi lấy Gân thời gian mổ ngắn hơn Nhược Điểm Nguy cơ nhiễm trùng sau mổ vì bản thân mảnh ghép là một di vật. Các bệnh truyền nhiễm do vi rút ở giai đoạn cửa sổ có thể lây từ người cho sang người nhận nếu không được khống chế tốt. Tính pháp lý trong vấn đề cho và nhận tạng phải được đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ quy định  Hiện nay, để sử dụng gân đồng loại, bệnh nhân phải tự mua, tăng thêm một khoản chi phí không nhỏ cho người bệnh giao động trung bỉnh từ 15 đến 30 triệu đồng mỗi loại vật liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Sinh lý của dây chằng qua từng giai đoạn

Sinh lý của dây chằng qua từng giai đoạn

Mổ dây chằng chéo không có nghĩa là các bạn đã hoàn thiện được đôi chân của mình,không có nghĩa là các bạn để vậy mà  có thể quay lại chơi thể thao được,mà nó còn ca quá trình tập luyện dài để trở lại ADMIN chia sẻ với các bạn các kiến thức các giai đoạn sau mổ ttdc để các bạn biết được giai đoạn cảu mình tránh gì và làm gì 1, Sinh lý quá trình tái tạo của mảnh ghép Có hai quá trình khác nhau nhưng diễn ra song hành trên mảnh ghép dây chằng: quá trình liền đoạn mảnh ghép vào đường hầm và quá trình biến đổi của đoạn mảnh ghép trong khớp. +Lành mảnh ghép (liền mảnh ghép vào đường hầm): Quá trình lành mảnh ghép trong đường hầm xương được hình thành bằng những liên kết sinh học bao gồm các sợi collagen và các tế bào xương tân tạo ở thành đường hầm ( gọi là các sợi Sharpey). Liên kết sinh học này được hình thành vào thời điểm 4-6 tuần sau phẫu thuật và đảm bảo chắc chắn sau phẫu thuật 6 đến 8 tháng. +Quá trình biến đổi mảnh ghép thành dây chằng thực thụ: Sau khi tái tạo dây chằng chéo trước, tất cả các mảnh ghép tự thân (trong đó có mảnh ghép gân cơ bán gân kết hợp gân cơ thon và gân bánh chè) sẽ được biến đổi dần thành tổ chức có đặc tính cơ học gần giống với dây chằng chéo trước tự nhiên. Qua các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho thấy quá trình biến đổi sinh học này được diễn ra trong 4 giai đoạn– Giai đoạn hoại tử vô mạch của mảnh ghép: các tế bào sợi dần dần bị biến mất, giai đoạn này diễn ra trong 2-3 tuần sau phẫu thuật. – Giai đoạn xuất hiện các mạch máu tân tạo tại mảnh ghép: giai đoạn này diễn ra sau phẫu thuật từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8. – Giai đoạn tái cấu trúc, mảnh ghép biến đổi dần để có cấu trúc gần giống với cấu trúc của dây chằng chéo trước, các tế bào sợi bắt đầu xuất hiện trở lại, đặc biệt xuất hiện các sợi collagen. Giai đoạn này diễn ra Sau phẫu thuật từ 18 đến 24 tuần – Giai đoạn biệt hóa cấu trúc của mảnh ghép: ở giai đoạn này mảnh ghép trở nên đàn hồi hơn, cấu trúc gân dần dần biến đổi thành cấu trúc của dây chằng. Song song với quá trình biến đổi về mô học thì những đặc tính cơ học của dây chằng mới cũng được hoàn thiện dần. Giai đoạn này diễn ra rất chậm kéo dài từ 1-3 năm.   Có thể thấy quá trình tái tạo của dây chằng sau phẫu thuật diễn ra trong thời gian rất dài, các liên kết của mảnh ghép với đường hầm được hình thành từ collagen và tế bào mới diễn ra sau 4-6 tuần. Phải mất 6-8 tuần để hình thành các mạch máu tân tạo và sau 18-24 tuần (4-6 tháng) mới bắt đầu xuất hiện các sợi collagen type 1 để biến đổi cấu trúc giống với dây chằng ban đầu. Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như collagen typ 1, mucopolysaccharide, vitamin C. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân thực sự. Bằng cách bổ sung trực tiếp collagen type 1, mucopolysaccharide, vitamin C này dưới dạng viên uống đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị các bệnh lý gân thông qua nhiều nghiên cứu khoa học. 2, Các giai đoạn tập luyện cần tuân thủ sau phẫu thuật 2.1 Giai đoạn I: 1-2 tuần sau mổ. Mục tiêu: bảo vệ mảnh ghép, chống sưng nề, chống đau, phục hồi một phần tầm vận động (ROM), chống teo cơ. Phối hợp các thuốc giảm đau kháng viêm và bổ sung dinh dưỡng từ sớm để thúc đẩy quá trình hồi phục. Sau 2 tuần khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90 độ, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh. 2.2 Giai đoạn II: 3-4 tuần sau mổ: giai đoạn tập sớm. Mục tiêu: phục hồi vận động gần tối đa, đi đứng với nẹp không khập khiễng, tăng sức mạnh cơ, thăng bằng, tiếp tục bảo vệ mảnh ghép. Kết thúc giai đoạn này hầu như không còn viêm. Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120 độ và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể. 2.3 Giai đoạn II: 5-16 tuần sau mổ. Là giai đoạn đi đứng có kiểm soát. Mục tiêu:  phục hồi sức mạnh cơ, phục hồi các phản xạ tự thân. Chú ý tránh tạo lực quá căng lên mảnh ghép. Sau 16 tuần phải đạt duỗi hoàn toàn. 2.4 Giai đoạn IV: tháng thứ 4 trở đi. Tăng sức bền cơ bắp, phục hồi khả năng kiểm soát và phối hợp các cơ, bước đầu tập các kỹ năng chạy nhảy. 2.5 Giai đoạn V: Từ tháng thứ 7 trở lại thể thao. – Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp. từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường. Sau 2 tuần- 1 tháng bệnh nhân có thể đến các cơ sở PHCN để điều trị vật lý trị liệu: Nhiệt, điện trị liệu, dòng xung kích thích cơ. Bác sỹ đánh giá độ vững của khớp gối sau mổ, sự teo cơ, cơ lực, mức độ đau khi vận động, tầm vận động khớp… để đưa ra bài tập cụ thể. Trong suốt quá trình phục hồi sau phẫu thuật cần sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau để giảm các triệu chứng và bổ sung các nguyên liệu cần thiết như collagen typ 1, mucopolysaccharid, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình tái tạo gân thực sự. Khi có bất kì dấu hiệu khác thường nào như sưng viêm kéo dài hơn 4 tuần, tình trạng đau nhức không thuyên giảm,… cần có sự thăm khám trực tiếp của bác sĩ để xử lý kịp thời, tránh để lại các biến chứng sau phẫu thuật.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Nhiễm trùng vết mổ là gì?

Nhiễm trùng vết mổ là gì?

1. Nhiễm trùng vết mổ là gì? Nhiễm trùng vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật, trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận nhân tạo.Nhiễm trùng vết mổ được chia thành 3 loại với các đặc điểm và biểu hiện khác nhau: 1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật, chỉ liên quan tới da và tổ chức dưới da và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau: Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch; Chảy mủ từ vết mổ nông; Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô từ vết mổ. Nhiễm trùng vết mổ nông Nhiễm khuẩn vết mổ nông có biểu hiện vết mổ bị sưng 1.2. Nhiễm khuẩn vết mổ sâu Là nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng 1 năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép, là nhiễm khuẩn tại mô mềm sâu (lớp cân cơ) của vết mổ và người bệnh có ít nhất một trong các biểu hiện sau: Vết mổ bị sưng, đỏ, đau hay vết mổ tụ dịch và có chảy mủ từ vết mổ sâu; Toác vết mổ tự nhiên hoặc phẫu thuật viên chỉ định mở vết mổ khi người bệnh sốt (≥ 38oC), đau nhiều hoặc phù nề tại vết mổ hoặc áp xe hoặc bằng chứng khác liên quan tới vết mổ sâu xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang. 1.3. Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang cơ thể Là nhiễm khuẩn tại vị trí cơ quan/khoang của bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, ngoại trừ đường rạch da, cân, cơ được mở hoặc thao tác trong quá trình phẫu thuật. Nhiễm khuẩn này xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hoặc trong vòng một năm với phẫu thuật có đặt dụng cụ cấy ghép và người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau: Chảy mủ từ dẫn lưu được đặt trong khoang/cơ quan; Phân lập được vi sinh vật qua cấy vô khuẩn dịch hoặc mô của cơ quan/khoang; Áp xe hoặc bằng chứng nhiễm khuẩn khác liên quan tới cơ quan/khoang được xác định qua thăm khám trực tiếp, trong khi phẫu thuật lại hoặc qua xét nghiệm giải phẫu bệnh, X-quang.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
0973.373.273 0962.672.111 zalo chat
popup

Số lượng:

Tổng tiền: