Tất cả tin tức

Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu giúp gì cho bạn

Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu giúp gì cho bạn

Vật Lý Trị Liệu- Phục Hồi Chức Năng giúp gì bạn?! Vật lý trị liệu- PHCN là dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ, được nhiều người lựa chọn bởi sự an toàn, tiện dụng, kinh tế, hiệu quả, chăm sóc chu đáo. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của quý bệnh nhân chúng tôi cung cấp Dịch vụ Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng tại Cơ sở và tại nhà bệnh nhân tại Hà nội do các Chuyên gia VLTL -PT giàu kỹ năng, kinh nghiệm phụ trách. Dịch vụ Vật Lý Trị Liệu- Phục hồi chức năng nhằm phục vụ những bệnh nhân: Không có thời gian đến viện, Người già yếu đi lại khó khăn. Nhân viên công sở không thể đi điều trị giờ hành chính! Hoặc muốn điều trị theo yêu cầu trách nhiệm cao tận tình. Chúng tôi VLTL -Phục hồi chức năng các bệnh sau: Đau cổ vai; đau lưng, đau thần kinh toạ Di chứng liệt trong Tai biến mạch máu não. Liệt 2 chi dưới, tứ chi do chấn thương, viêm tủy. Viêm quanh khớp vai. Cứng khớp: khớp vai, khớp gối, khớp khuỷu... Sau gãy xương, sau phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối. Sau mổ Tái tạo Dây chằng chéo khớp gối ACL; PCL. Trẻ vẹo cổ do xơ hóa, u cơ ức đòn chũm. Trẻ em bại não, chậm phát triển. Viêm tắc tia sữa, PHCN cột sống sau sinh. Yếu cơ sàn chậu, rối loạn kiểm soát tiểu tiện, giảm kiểm soát sex!!! Hãy yên tâm với đội Chuyên gia VLTL -PT nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn giỏi , vững tay nghề sẽ đáp ứng nhu cầu của quý vị và gia đình một cách tận tình chu đáo nhằm đem lại hiệu quả nhanh nhất, tiết kiệm nhất. Các kỹ thuật VLTL sử dụng : Hồng ngoại,bó nóng. Laser chiếu ngoài Điện xung Siêu âm điều trị Giải phóng Cân mạc Xoa bóp trị liệu Kéo dãn Di động khớp-kéo nắn khớp Tác động cột sống. Tập vận động thần kinh cơ PNF Bài tập cơ sàn chậu Kegel; Phục hồi phụ nữ Sau sinh. NDT- Vận động phát triển thần kinh cơ cho trẻ Bại não, chậm phát triển vận động... Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Tiếng kêu trong gối sau mổ có phải do thoái hóa không

Tiếng kêu trong gối sau mổ có phải do thoái hóa không

𝑻𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒌𝒆̂𝒖 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒈𝒐̂́𝒊 𝒔𝒂𝒖 𝒎𝒐̂̉ 𝒄𝒐́ 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒅𝒐 𝒕𝒉𝒐𝒂́𝒊 𝒉𝒐𝒂́ 𝒉𝒂𝒚 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈? Tiếng lạo xạo khi cử động khớp gối thường hay gặp ở những bệnh nhân sau mổ, nó thường lành tính, có thể giải quyết được bằng cách tập luyện phục hồi chức năng. Tiếng lạo xạo khi gấp, duỗi sau mổ là hiện tượng khá thường gặp (18% bệnh nhân sau mổ). Tuy nhiên, nếu vấn đề này kéo dài, các bác sĩ có thể khuyến cáo một số thủ thuật nhỏ để gỡ dính xung quanh khớp. Một lý do khác cho tiếng lạo xạo là dính khớp hoặc các mô xung quanh bị xơ hóa, điều này có thể dẫn đến cứng khớp và gây đau khi vận động, cử động khớp gối. 𝑲𝒉𝒊 𝒏𝒂̀𝒐 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒏𝒆̂𝒏 𝒍𝒐 𝒍𝒂̆́𝒏𝒈 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒌𝒆̂𝒖? Tiếng kêu khớp gối là thường gặp và thường không đau. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân vận động thấy đau thì đó có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh lý sau: + Thoái hóa khớp gối + Viêm khớp dạng thấp hoặc nhiễm khuẩn khớp gối + Liên quan đến một số chấn thương khớp Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi có các vấn đề trên để tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ  
16/ 12/ 2020
0
Thời điểm để đi chụp MRI thích hợp

Thời điểm để đi chụp MRI thích hợp

Thời điểm nào chụp MRI thích hợp sau chấn thương khớp gối *Hình ảnh MRI cũng chỉ là hình ảnh gián tiếp, vì vậy kết quả MRI cũng có những sai sót, nhầm lẫn nhất định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn Bs cđha, chất lượng phim và thời điểm chụp khớp gối sau chấn thương.... * Mọi người đều biết, khi gối bị chấn thương, sẽ xuất hiện tình trạng phù nề, tràn dịch, chảy máu trong ổ khớp, các cục máu đông, bong rách tổ chức. Vì vậy khi chụp MRI trong thời điểm đó thì mặc dù dcc hay sụn chêm hoàn toàn bình thường nhưng do máu đông, dịch máu, tổ chức hoại tử bám vào làm tăng, giảm tín hiệu trên phim MRI dễ nhầm với hình ảnh đứt bán phần, đụng dập dcc hay rách sụn chêm..v.v. * Vì vậy thời điểm chụp MRI khớp gối phù hợp nhất là sau chấn thương ít nhất 2 tuần khi gối đã ổn định. Sau chấn thương các bạn nhớ chườm đá 1 tuần, nẹp gối, hạn chế vận động đi lại để gối nhanh hồi phục. * Ngoài phim MRI các bs lâm sàng còn căn cứ vào khám làm sàng, test dấu hiệu rút ngăn kéo.v.v. Để đánh giá độ vững khớp, kết hợp độ tuổi, tình trạng lao động, sức khoẻ và các bệnh lý kèm theo để ra chỉ định mổ hay không mổ tái tạo dây chằng.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm

Tập vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm

TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU VÀ PHCN SAU PHẪU THUẬT SỤN CHÊM 1. NHỮNG LƯU Ý SAU KHI PHẪU THUẬT NỘI SOI SUN CHÊM: - Những ngày đầu theo dõi khớp gối có tràn dịch hay không, nếu có nhiều thì chọc dò và băng thun ép lại, kê cao chân. - Tập gồng cơ tứ đầu đùi ngay sau phẫu thuật - Tập gấp duỗi gối từ 0 đến 90 độ và tập đi ( đai hỗ trợ 4 tuần đầu) - Không được gập gối có đối kháng lực trong 2 tháng đầu tiên - Không được ngồi xổm, động tác xoắn vặn gối 3- 6 tháng - Tập thể dục thể thao trở lại sau 4- 6 tháng, mức độ tăng dần 2. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP PHCN DÀNH CHO TƯNG LOẠI TỔN THƯƠNG: ĐỐI VỚI RÁCH DỌC: - 3 tuần đầu: Không chịu lực tì đè, tập gấp gối 0-90 độ chủ động có dụng cụ đai gối hỗ trợ - 3 - 6 tuần: Chịu lực tì đè 1 phần với nạng, tập gấp gối chủ động 0-90 độ có đai gối hỗ trợ, tập gấp gối 0 - 125 độ thụ động. - 6 - 8: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp gối 0 -125 độ chủ động, không có dụng cụ đai gối hỗ trợ. - Luyện tập thể thao sau 4 - 5 tháng ĐỐI RÁCH PHỨC TẠP: - 3 tuần đầu: chịu lực tì đè 1 phần với nạng, gấp 0 -90 độ chủ động có hỗ trợ đai gối. - 3 – 6 tuần: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp 0- 90 chủ động, gấp gối 0- 125 thụ động. - 6 - 8 tuần: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp 0 -125 độ chủ động, không có dụng cụ đai gối hỗ trợ. - Luyện tập thể thao sau 4 tháng. ĐỐI RÁCH TRÊN 3cm: - 3 tuần đầu: Chịu lực tì đề hoàn toàn, tập gấp gối 0-90 độ thụ động. - 3- 6 tuần: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp 0-90 độ chủ động, gấp 0 -125 độ thụ động. - 6- 8 tuần: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp gối 0 -125 độ chủ động, không có dụng cụ đai gối hỗ trợ. - Luyện tập thể dục thể thao sau 3 tháng. ĐỐI RÁCH DƯỚI 3cm: - 3 tuần đầu: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp gối 0 – 90 độ chủ động. - 3 - 6 tuần: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp gối 0 -125 độ chủ động - 6- 8 tuần: Chịu lực tì đè hoàn toàn, gấp gối 0-125 độ chủ động, có thể thực hiện các động tác phức tạp. - Luyện tập thể dục thể thao sau 3 tháng.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Phương pháp mổ tái tạo dây chằng chéo

Phương pháp mổ tái tạo dây chằng chéo

PHƯƠNG PHÁP MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO ( Bài viết giúp giải đáp thắc mắc cho nhiều bạn) • Vị trí lấy gân: 1 . Gân đồng loại: ( gân của người cho mất não) 2. Gân tự thân: ( một phần gân bánh chè) 3. Gân tự thân: Gân hamstring: gân cơ bán gân và gân cơ thon (một phần gân cơ ngỗng), gân mác dài. ( Hiện nay phổ biến dùng gân hamstring) Nhiều nghiên cứu lấy gân Hamstring ảnh hưởng không đáng kể đến chức năng chân bị lấy gân) • CÁC PHƯƠNG PHÁP MỔ: Phân loại theo 3 cách: 1. Theo kỹ thuật tạo đường hầm xương đùi: - Từ ngoài vào: ( là khoan đường hầm trong xương từ ngoài vỏ xương vào trong diện khớp để gắn dây chằng chéo vào xương ) - Từ trong ra ( là khoan đường hầm vào xương từ trong ra ngoài vỏ xương) - Tất cả bên trong( all inside) : Là khoan tạo đường hầm xương chầy và xương đùi từ bên trong ra ngoài tạo đường hầm cụt) ( hiện nay dùng phương pháp all- inside nhiều ưu điểm, ít đau, ít xâm lấn giảm nguy cơ nhiễm trùng, mảnh ghép ngắn, gối vững…) 2. Theo phục hồi giải phẫu dây chằng: - 1 bó: Tạo dây chằng chéo mới 1 bó gân ( tưởng tượng dây chằng giống 1 sợi dây thừng) kỹ thuật này phải khoan 2 đường hầm: 1 xg đùi và 1 xương chày. - 2 bó : Tạo dcc bởi 2 bó gân (tưởng tượng dây chằng chéo tạo bởi 2 bó như 2 dây thừng sát nhau). Kỹ thuật này phải tạo 3 hoặc 4 đường hầm:khoan 2 đường hầm xg đùi và 1 hoặc 2 đường hầm xg chày. Kỹ thuật này xâm lấn nhiều, đau, có thể vỡ xương...nhưng chức năng gối phục hồi đạt gần như gối lành ban đầu vì gần giống cấu tạo sinh lý dcct gồm 2 bó trước trong và sau ngoài) ( Hiện nay dùng phương pháp 1 bó ) Phương pháp 2 bó chưa đc phổ biến rộng và cần thời gian nghiên cứu thêm. 3. Theo cách thức cố định mảnh ghép ( cố định dây chằng chéo vào xương): - Nén, tạo nút thắt ko dùng vật liệu cố định - Cố định mảnh ghép xương( 1 phần gân xương bánh chè) phương tiện vít chèn tự tiêu. - Cố định mảnh ghép gân hamstring bằng vít chèn ngược hoặc vòng treo TightRope( thanh ngang titan và chỉ siêu bền) (  Phương pháp vòng treo Tight Rope ít có nguy cơ tụt đường hầm giãn dây chằng sau mổ, có thể tập vltl và phcn sớm, đi lại ngay ngày thứ 2 sau mổ. Vật liệu titan trơ với cơ thể, theo ta suốt đời, không cần mổ lấy ra. Có thể chụp MRI được)  HIỆN NAY thường mổ theo pp 1 BÓ, ALL- INSIDE, CÒN VÍT CHÈN TỰ TIÊU HAY VÒNG titan TighRope là tuỳ bạn lựa chọn) . Đảm bảo đường kính dây chằng thay thế phải lớn hơn 8mm. Tích vào từng ảnh có chú thích. PHƯƠNG PHÁP MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO ( Bài viết giúp giải đáp thắc mắc cho nhiều bạn) • Vị trí lấy gân: 1 . Gân đồng loại: ( gân của người cho mất não) 2. Gân tự thân: ( một phần gân bánh chè) 3. Gân tự thân: Gân hamstring:gân cơ bán gân và gân cơ thon (một phần gân cơ ngỗng), gân mác dài. (  Hiện nay phổ biến dùng gân hamstring) Nhiều nghiên cứu lấy gân Hamstring ảnh hưởng không đáng kể đến chức năng chân bị lấy gân) • CÁC PHƯƠNG PHÁP MỔ: Phân loại theo 3 cách: 1. Theo kỹ thuật tạo đường hầm xương đùi: - Từ ngoài vào: ( là khoan đường hầm trong xương từ ngoài vỏ xương vào trong diện khớp để gắn dây chằng chéo vào xương ) - Từ trong ra ( là khoan đường hầm vào xương từ trong ra ngoài vỏ xương) - Tất cả bên trong( all inside) : Là khoan tạo đường hầm xương chầy và xương đùi từ bên trong ra ngoài tạo đường hầm cụt) (hiện nay dùng phương pháp all- inside nhiều ưu điểm, ít đau, ít xâm lấn giảm nguy cơ nhiễm trùng, mảnh ghép ngắn, gối vững…) 2. Theo phục hồi giải phẫu dây chằng: - 1 bó: Tạo dây chằng chéo mới 1 bó gân ( tưởng tượng dây chằng giống 1 sợi dây thừng) kỹ thuật này phải khoan 2 đường hầm: 1 xg đùi và 1 xương chày. - 2 bó : Tạo dcc bởi 2 bó gân (tưởng tượng dây chằng chéo tạo bởi 2 bó như 2 dây thừng sát nhau). Kỹ thuật này phải tạo 3 hoặc 4 đường hầm:khoan 2 đường hầm xg đùi và 1 hoặc 2 đường hầm xg chày. Kỹ thuật này xâm lấn nhiều, đau, có thể vỡ xương...nhưng chức năng gối phục hồi đạt gần như gối lành ban đầu vì gần giống cấu tạo sinh lý dcct gồm 2 bó trước trong và sau ngoài) ( Hiện nay dùng phương pháp 1 bó) Phương pháp 2 bó chưa đc phổ biến rộng và cần thời gian nghiên cứu thêm. 3. Theo cách thức cố định mảnh ghép ( cố định dây chằng chéo vào xương): - Nén, tạo nút thắt ko dùng vật liệu cố định - Cố định mảnh ghép xương( 1 phần gân xương bánh chè) phương tiện vít chèn tự tiêu. - Cố định mảnh ghép gân hamstring bằng vít chèn ngược hoặc vòng treo TightRope( thanh ngang titan và chỉ siêu bền) ( Phương pháp vòng treo Tight Rope ít có nguy cơ tụt đường hầm giãn dây chằng sau mổ, có thể tập vltl và phcn sớm, đi lại ngay ngày thứ 2 sau mổ. Vật liệu titan trơ với cơ thể, theo ta suốt đời, không cần mổ lấy ra. Có thể chụp MRI được) HIỆN NAY thường mổ theo pp 1 BÓ, ALL- INSIDE, CÒN VÍT CHÈN TỰ TIÊU HAY VÒNG titan TighRope là tuỳ bạn lựa chọn) Đảm bảo đường kính dây chằng thay thế phải lớn hơn 8mm.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
Những vấn đề thường gặp sau mổ

Những vấn đề thường gặp sau mổ

NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP SAU MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO. 1. Đau, sưng nề gối. 2. Tràn dịch khớp gối. 3. Cứng khớp, hạn chế vận động. 4. Tê bì mặt trước cẳng chân. 5. Bầm tím dưới da. 6. Tiếng lục khục khi vận động khớp. 7. Nhiễm khuẩn sau mổ 8. Một số rất hiếm gặp: Phản ứng mảnh ghép, nhiễm trùng vết mổ… a. Đau, sưng nề gối: Ngay sau mổ tình trạng đau, sưng nề gối là hoàn toàn bình thường. Gối sưng to do phù nề các tổ chức và do tràn dịch. Do vậy sau mổ Bác sĩ đặt dẫn lưu để dẫn dịch và máu từ trong vết mổ ra ngoài ( thường dẫn lưu 3 ngày), tình trạng dịch mổ, phù nề phụ thuộc cơ địa từng người, kiểu mổ, vật liệu ghép...Bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh, giảm đau, giảm viêm, giảm phù nề. b. Tràn dịch khớp gối: Ngay sau mổ vết thương sẽ xuất hiện dịch và máu. Tình trạng dịch này sẽ giảm dần theo thời gian. Khi vận động trở lại, tập PHCN và VLTL thì tình trạng dịch xuất hiện trở lại là điều bình thường, dịch này thường là dịch tiết, dịch trong làm gối sưng to. Nếu dịch nhiều có dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè. Nếu gối tràn dịch ít (<20mm) thì không cần phải hút, tập PCN bình thường tự cơ thể hấp thụ. Nếu quá nhiều gây đau, sưng gối thì phải khám bác sĩ chuyên khoa, có thể hút dịch dưới chọc dò siêu âm. c. Cứng khớp hạn chế vận động: Sau mổ ai cũng có tình trạng này, do gối sưng đau, tâm lý sợ đau, do cơ địa mỗi người, do tập PHCN quá muộn để dính khớp, dính dây chằng chéo trước với chéo sau, hoặc khoan không đúng vị trí đường hầm (bây giờ hầu như không có). Khắc phục tình trạng này bằng cách tập và vận động gối sớm ngay sau mổ một vài ngày bằng bài tập phù hợp. d. Tê bì mặt trước cẳng chân: Do lấy gân ngỗng thay thế, làm tổn thương thần kinh cảm giác( nhánh dưới bánh chè thần kinh hiển), tình trạng này sẽ tự hết theo thời gian , bạn không nên lo lắng. e. Bầm tím dưới da: Vết bầm tím là vết xuất huyết dưới da do tổn thương vi mạch máu nhỏ, băng chun quá chặt, lâu cũng gây tình trạng này. Tuổi mảng xuất huyết theo mầu sắc :Đen, vàng, xanh…Mảng xuất huyết này tự hết trong vòng 1-2 tuần, ban không cần phải lo lắng. f. Tiếng lục khục khi vận động khớp: Thường do khô khớp, thoái hóa khớp, sụn chêm, tình trạng này đỡ dần theo thời gian có thể khắc phục bằng uống thuốc hoặc tiêm tại chỗ. g. Nhiễm khuẩn vết mổ: Hiếm gặp, gối sưng, nóng đỏ đau kèm sốt, siêu âm thấy dịch gối đục, cần đến bệnh viện làm các xét nghiệm, Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn trong bệnh phẩm, điều trị kháng sinh đồ… h. Phản ứng vật liệu: Rất hiếm gặp vì titan là vật liệu trơ với cơ thể, bệnh nhân cũng có hiện tượng sưng nóng, đỏ đau kèm sốt nhẹ hoặc cao. Bạn cần đến bệnh viện khám bác sĩ.   Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Việt Pháp Địa chỉ: CS1-SH12 Sảnh B tòa nhà AZ Sky KDT Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội CS2-tầng 21 phòng 08 tòa N01T3 khu Ngoại Giao, Đường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mọi chi tiết xin liên hệ: Hotline: 0973 373 273 BS Đại 0962 672 111 Tham khảo thêm tại kênh Youtube: Trung tâm phục hồi chức năng Việt Pháp https://www.youtube.com/channel/UCtU62uqtjh2v6bxiE2cnTRQ
16/ 12/ 2020
0
0973.373.273 0962.672.111 zalo chat
popup

Số lượng:

Tổng tiền: